1. Tổng quan

Theo dự báo của Bộ TT&TT, Việt Nam cũng như các nước phát triển, nhân lực thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) đang thiếu hụt nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến năm 2020 Việt Nam cần khoảng 1.2 triệu lao động trong ngành này, gấp đôi số lượng hiện có (Nguồn Thời báo tài chính Việt Nam) và đến 2030 Nhật Bản cần khoảng 590.00 kỹ sư CNTT trình độ cao…(Nguồn báo Dân trí).

Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển CNTT và Truyền thông đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã nhấn mạnh, CNTT là một trong những công cụ quan trọng nhất để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; và là lĩnh vực được nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển.

Từ năm học 2018-2019, chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ thông tin Chất lượng cao của viện Kỹ thuật & Công nghệ - trường Đại học Vinh chính thức được tuyển sinh, nhằm tăng mức độ hội nhập và năng lực cạnh tranh quốc tế cho sinh viên thông qua việc đọc hiểu tài liệu, học tập, trao đổi chuyên môn bằng tiếng Anh.

Bên cạnh chương trình đào tạo hiện đại, cập nhật, sinh viên ngành CNTT Chất lượng cao ở trường Đại học Vinh được đào tạo theo mô hình tiếp cận CDIO (Conceive – Design – Impliment – Operate). Đây là là một mô hình tiên tiến đang được áp dụng nhiều ở các trường đại học châu Âu và châu Mỹ. Theo đó, sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội, đáp ứng các công việc sau:

  • Nghiên cứu, phát triển về Công nghệ phần mềm;
  • Lập trình và phát triển các hệ thống thông minh;
  • Phân tích dữ liệu bằng máy tính;
  • Phân tích, thiết kế và phát triển hệ thống;
  • Lập trình hệ thống và cơ sở dữ liệu; lập trình trên môi trường di động, Web;
  • Quản lý, điều phối, tư vấn, thẩm định và phát triển các dự án, giải pháp CNTT;
  • Quản trị và xây dựng các giải pháp an toàn mạng máy tính.

    2. Chương trình đào tạo

    Chương trình đào tạo Kỹ sư CNTT Chất lượng cao được thiết kế và xây dựng trên quan điểm lấy người học làm trung tâm, giúp người học phát triển tối đa khả năng sáng tạo, thành thạo ngoại ngữ, thích ứng với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao.

    Số môn học và nội dung học tập chuyên ngành được thiết kế tương đương với các trường đại học có danh tiếng trong khu vực như trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Phân bổ thời lượng và kiến thức đào tạo như sau:

  • Thời gian đào tạo: 4.5 năm
  • Phương pháp đào tạo: đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO
  • Tổng số tín chỉ: 150
  • Khối kiến thức giáo dục đại cương: 41 tín chỉ = 27.3%
  • Khối kiến thức cơ sở ngành: 49 tín chỉ = 32.7%
  • Khối kiến thức chuyên ngành: 45 tín chỉ = 30%
  • Khối kiến thức thực tập cuối khóa, đồ án tốt nghiệp: 15 tín chỉ = 10%
  • Khối kiến thức giảng dạy bằng tiếng Anh: 54 tín chỉ = 36%
  • Thực tập cuối khóa, làm đồ án tốt nghiệp: 15 tín chỉ

Sau khi học xong các khối kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành, sinh viên được định hướng lựa chọn chuyên ngành bao gồm Khoa học máy tính và Công nghệ phần mềm. Đây là các chuyên ngành cung cấp kiến thức nền tảng, cốt lõi phục vụ cho cách mạng công nghiệp 4.0 với các lĩnh vực đang trở thành xu hướng của tương lai như Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Robot, Vạn vật nối Internet (IoT)…

Cùng với kiến thức về ngành và lập luận ngành, các học phần về tiếng Anh, làm việc nhóm, sáng tạo và khởi nghiệp giúp sinh viên ra trường có sự tự tin để lập nghiệp thành công, theo đó khơi dậy động lực tạo ra các sản phẩm công nghệ hữu ích và có thể hướng tới công dân toàn cầu.

3. Môi trường học tập và cơ hội nghề nghiệp

Đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy là các Phó Giáo sư, Tiến sĩ được đào tạo từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… cùng với đội ngũ trợ giảng (hướng dẫn thực hành, thí nghiệm) là các thạc sĩ trẻ, vững chuyên môn và có thành tích nghiên cứu khoa học tốt.

Cơ sở vật chất: phòng học, phòng thực hành được trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu, máy điều hòa nhiệt độ, Internet, wifi; thư viện rộng rãi, thoáng mát với hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo hiện đại.

Sĩ số lớp lý thuyết ít, dưới 40 sinh viên, lớp thực hành tối đa 20 sinh viên

Phòng thực hành tin học

Trong quá trình học tập sinh viên được tham gia các chương trình hỗ trợ học tập, ngoại khóa nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm… Hàng năm sinh viên được giao lưu định hướng nghề nghiệp, được giới thiệu thực tập và trải nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp lớn như Viettel, FPT, VNPT… Từ năm thứ ba trở đi sinh viên được tham gia nghiên cứu các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học và triển khai các hệ thống thông tin vào thực tiễn.

Sinh viên ngành CNTT thực tập tại FPT Đà Nẵng

Ngoài ra, các sinh viên có kết quả học tập tốt có cơ hội nhận học bổng học tập ở bậc học cao hơn tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài như Đại học NFU của Đài Loan… với các chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí, chi phí sinh hoạt.

Ký kết hợp tác với đại học NFU (Đài Loan)

Đặc biệt hơn, Nhà trường cam kết 100% sinh viên ngành CNTT Chất lượng cao sau khi tốt nghiệp sẽ được các tập đoàn, tổng công ty, cơ quan nhà nước tuyển dụng như Viettel, FPT, CMC, VNPT và có trình độ tiếng Anh tương đương với B2 khung châu Âu.

4. Thông tin tuyển sinh

  • Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm: 30-40 sinh viên
  • Thông tin chi tiết xin liên hệ:

Viện Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Vinh