Sinh viên ra trường sẽ đáp ứng:
1. Có kiến thức khoa học cơ bản về ngành Điện – Điện tử
1.1 Có kiến thức nền tảng về toán học và khoa học tự nhiên cũng như kiến thức chung thuộc khối ngành công nghệ
1.2 Có kiến thức cơ sở ngành KTCN Đ-ĐT
1.3 Có kiến thức chuyên ngành cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học ngành.
1.4 Có kiến thức về lý luận chính trị, văn hóa và hiểu biết bối cảnh xả hội, đất nước.
1.5 Có kiến thức về tin học và ngoại ngữ phục trong hoạt động nghề nghiệp, cũng như khả năng tự học suốt đời
2. Có kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp
2.1 Có kỹ năng lập luận và phân tích, giải quyết các nhiệm vụ trong nghề Điện – Điện tử.
2.2 Có khả năng nghiên cứu, thử nghiệm và cải tiến thiết bị, nâng cao hiệu quả lao động nghề nghiệp.
2.3 Có khả năng tư duy nền tảng và hệ thống trên cơ sở nắm vững chuyên môn và vận dụng vào thực tế sản xuất của ngành.
2.4 Có nhận thức, tư tưởng và tinh thần học tập để phát triển bản thân.
2.5 Thể hiện đạo đức, tôn trọng công bằng khách quan và tính chịu trách nhiệm.
3. Có kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm:
3.1 Có khả năng làm việc trong các nhóm nghề nghiệp, nhóm chuyên gia.
3.2 Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ nghề nghiệp Điện – Điện tử
3.3 Có kỹ năng đàm phán thực hiện các dự án của ngành.
3.4 Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong chuyên môn và làm việc cùng chuyên gia.
4. Có năng lực hình thành: ý tưởng, xây dựng, thực hiện và quản lý các dự án công trình Điện – Điện tử (Năng lực CDIO)
4.1 Có nhận thức tốt về bối cảnh, điều kiện, môi trường lao động và xã hội.
4.2 Khả năng vận dụng kiến thức ngành và yêu cầu đặt ra về kỹ thuật ngành Điện- Điện tử
4.3 Đưa ra các giải pháp để triển khai dự án hiệu quả.
4.4 Có năng lực khai thác, bảo hành bảo trì hệ thống Điện, mạng lưới cung cấp điện năng theo các tiêu trí về môi trường, tiết kiệm và thông minh.
4.5 Có năng lực thực hiện các dự án về phân phối điện, truyền tải điện cạnh tranh và hiệu quả.
Khối lượng kiến thức toàn khoá: 150 Tín chỉ (không bao gồm khối kiến thức GDTC và GDQP-AN)