RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng, có nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ mã vạch. Công nghệ mã mạch (line of sight technology) chỉ cho phép nhận dạng đối tượng khi máy đọc cần phải đặt đối tượng ở khoảng cách gần. Trong khi đó, với công nghệ RFID có thể xác định đối tượng ở khoảng cách xa từ vài mét cho tới hàng chục mét trong không gian 3 chiều.

 

Image result for rfid technology

Một hệ thống RFID gồm có hai thành phần chính: thẻ RFID (RFID tag) và đầu đọc (reader). Thẻ RFID có gắn chip silicon và ăng-ten radio dùng để gắn vào đối tượng quản lý như sản phẩm, hàng hóa, động vật hoặc ngay cả con người… Thẻ RFID có kích thước rất nhỏ, cỡ vài cm. Bộ nhớ của con chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu. Đầu đọc reader cho phép giao tiếp với thẻ RFID qua sóng radio và truyền dữ liệu về hệ thống máy tính trung tâm.

 

Các tần số thường được sử dụng trong hệ thống RFID:

  • LF: 125 kHz - 134,2 kHz: low frequencies, ứng dụng nhiều cho hệ thống quản lý nhân sự, chấm công, cửa bảo mật, bãi giữ xe…
  • HF: 13.56 MHz: high frequencies, ứng dụng nhiều cho quản lý nguồn gốc hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, cửa bảo mật, bãi giữ xe…
  • UHF: 860 MHz - 960 MHz: ultra high frequencies, ứng dụng nhiều trong các hệ thống kiểm soát như thu phí đường bộ tự động, kiểm kê kho hàng, kiểm soát đường đi của hàng hóa…
  • SHF: 2.45 GHz: super high frequencies, ứng dụng nhiều trong các hệ thống kiểm soát như thu phí đường bộ tự động, kiểm soát lưu thông hàng hải, kiểm soát hàng hóa, kiểm kê kho hàng…

 

 

CMND Điện tử đã được triển khai tại Trung Quốc

https://ss1.bdstatic.com/70cFuXSh_Q1YnxGkpoWK1HF6hhy/it/u=1595839776,4229875119&fm=27&gp=0.jpgTrên thực tế, RFID được ứng dụng rất nhiều như: cấy lên vật nuôi để nhận dạng nguồn gốc và theo dõi vật nuôi tránh thất lạc và bị đánh cắp; đưa vào sản phẩm công nghiệp để xác định thông tin mã số series, nguồn gốc sản phẩm, kiểm soát được sản phẩm nhập xuất… Trong thư viện, các thẻ RFID được gắn với các cuốn sách giúp giảm thời gian tìm kiếm và kiểm kê, chống được tình trạng ăn trộm sách. RFID còn có thể ứng dụng lưu trữ thông tin bệnh nhân trong y khoa (mang theo người bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân tâm thần). Ngoài ra, kỹ thuật RFID còn xác định vị trí, theo dõi, xác thực sự đi lại của mọi người, các đối tượng giúp nâng cao an ninh ở biên giới và cửa khẩu như mô hình hệ thống quản lý bằng RFID tại sân bay được DHS (hội an ninh quốc gia Mỹ) áp dụng từ 1/2005. Tại Mỹ từ tháng 10/2006 và tại Anh, Đức, Trung Quốc từ 2008, hộ chiếu và CMND gắn chip RFID lưu các thông tin như tên tuổi, quốc tịch, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, ảnh số…

 

 

Công nghệ RFID đã có mặt trên thế giới từ thập niên 70 nhưng mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây vào khoảng cuối năm 2009 nhờ có sự hỗ trợ hữu hiệu từ công nghệ số và bán dẫn, trong đó có những con chip nhận dạng rất nhỏ được gắn vào tem thuốc, động vật, sản phẩm. Dự báo, trong vòng từ 3-5 năm tới, công nghệ phổ biến sẽ là chip RFID 0,18 micromet.

 

Nhìn chung, việc sản xuất thẻ RFID và đầu đọc trong nước chỉ mới dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu. Còn về khía cạnh ứng dụng, thị trường Việt Nam hiện nay cũng bắt đầu phát triển nhiều thiết bị theo công nghệ RFID, có thể kể ra như: ISII Corporation - Đại học Bách khoa Hà Nội, TECHPRO Việt Nam hợp tác cùng hãng IDTECK - Hàn Quốc, ICDREC - Trực thuộc ĐH Quốc Gia TP.HCM.

Các sản phẩm ứng dụng RFID được sử dụng cho các giải pháp kiểm soát vào ra, chấm công điện tử, kiểm soát thang máy (áp dụng tại công ty TECHPRO Việt Nam); trạm thu phí xa lộ Hà Nội; trạm thu phí Chơn Thành (Bình Phước); hệ thống kiểm soát bãi đỗ xe tự động tại hầm đậu xe tòa nhà The Manor TP.HCM; ngành vận chuyển hậu cần (logistics), kiểm soát toàn bộ hàng hóa từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu thụ cuối cùng; Hệ thống tàu điện ở TP.HCM, Hà Nội sắp hoàn thành cũng sẽ hướng đến hệ thống sẽ áp dụng vé điện tử sử dụng RFID.

 

 

 

 

 

Đặc biệt, ngày 12/8/2015, Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch trực thuộc Đại học Quốc gia TPHCM ICDREC đã chính thức công bố thương mại hóa chip và thiết bị RFID. Đây là con chip RFID đầu tiên do Việt Nam thiết kế. ICDREC thực hiện với sự tham gia của nhiều trường đại học và học viện kỹ thuật tại Việt Nam. Đây là dự án KH&CN cấp nhà nước được thực hiện trong 4 năm (2011-2015) với tổng kinh phí lên đến 145,7 tỷ đồng từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học của Bộ Khoa học và Công nghệ (124,8 tỷ đồng) và Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) đóng góp 20,9 tỷ đồng.

 

 

Người viết: Lương Ngọc Minh